27 thg 5, 2014

Bài thuyết trình đầu tiên tại Doosan Vina

ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG

1.Vượt qua sự lười biếng
Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu?
Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như việc ôn bài cho kì thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói queen lười biếng nay ảnh hưởng hầu hết đến mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ mang lại lợi ích cho bản thân.
Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể đặt ra những mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không hành động bạn đã thật sự thất bại rồi.
Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy  không làm chủ được cuộc sống của mình đúng không? Cảm giác lo sợ nhắc nhở bạn nên ngừng xem tivi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn xem thêm một chương trình tivi nữa. Để vượt qua sự lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.
2. Động lực thúc đẩy của nỗi khổ và niềm vui
Hai động lực chính thúc đẩy chúng ta là nỗi khổ và niềm vui.
Chúng ta luôn luôn hành động theo hướng né tránh những gì chúng ta nhận thức là nỗi khổ, và tiến gần đến những gì chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta cứ liên tục trì hoãn công việc của chúng ta đến phút cuối mặc dù chúng ta biết rằng nên làm từ sớm? Đơn giản là vì đa số chúng ta luôn nghĩ làm việc rất cực khổ, và ngược lai, gắn liền niềm vui với những việc khác như: xem tivi, chơi game…
Làm thế nào để chúng ta có thể bắt tay tập trung vào công việc? Thông thường chúng ta chỉ bắt tay vào làm việc khi công việc đến hạn cuối phải hoàn thành hoặc khi chúng ta cảm thấy bị áp lực nặng nề từ cấp trên – người giám sát và giao việc cho ta. Nhưng tại sao chúng ta lại có thể tập trung làm việc vào lúc đó mà không phải sớm hơn? Lý do là ngay lúc ấy, chúng ta nhận thức được nếu không hoàn thành công việc sẽ khiến chúng ta gánh chịu một hậu quả tệ hại hơn khi bị sếp quở trách. Điều này khiến chúng ta bắt tay vào hành động một cách gượng ép.
Thay vì trở thành nô lệ của nỗi khổ và niềm vui như thế, bạn hãy chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Bạn hãy tận dụng những động lực này để thúc đẩy bạn hành động theo những gì bạn muốn như kiên trì học hỏi, chăm chỉ làm việc và hoàn thành tốt công việc. Chất lượng công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn gắn liền nó với nỗi khổ hay niềm vui một cách có ý thức hay vô thức. Không có việc gì là tự nó khổ hay vui cả, mà chỉ vì chúng ta gắn việc đó với nỗi khổ hay niềm vui. Những người thành đạt biết cách gắn niềm vui vào công việc và nỗi khổ vào việc không đạt được kết  quả như ý. Những người này không bao giờ lười biếng trong công việc. Kết quả là họ luôn đạt những thành tựu cao.
Thay vào đó, những người khác lại luôn có ý nghĩ rằng làm việc rất cực khổ. Họ cảm thấy rất vui khi không phải làm việc. Những người này luôn lười biếng và không bao giờ hoàn thành kế hoạch để đạt được mục tiêu. Để vượt qua sự lười biếng, họ đã cố gắng thử tất cả mọi cách nhưng những cách này lại không giải quyết được tận vấn đề. Trong tâm trí, họ vẫn gắn liền nỗi khổ với công việc, còn niềm vui với việc không làm gì cả. Đây là lý do tại sao cho dù họ cố gắng dến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng như cũ.
Bởi thế, chìa khóa để khắc phục tình trạng lười biếng là bạn phải thay đổi những việc bạn gắn liền với nỗi khổ hoặc niềm vui.
Bạn phải học cách gắn liền niềm vui với công việc và nỗi khổ với sự lười biếng ngay bây giờ.
3. Lập trình lại bộ não của bạn
Đầu tiên, bạn hãy xác định bạn muốn thay đổi những hành động hiện tại nào? và muốn thay thế chúng bằng những hành động mới nào?.
Ví dụ, bạn muốn thay thế thói quen lười biếng trong công việc bằng thói quen chăm chỉ làm việc và học hỏi của bạn.
Bước 1
Viết ra giấy tất cả những hậu quả mà bạn có thể phải gánh chịu nếu bạn tiếp tục lười biếng. Ví dụ, bạn sẽ bị sếp mắng, bị đồng nghiệp khinh thường, bị đuổi việc, bị trừ lương….Viết ra càng nhiều hậu quả càng tốt để là bạn cảm thấy thật sự sợ hãi.

Tất cả hậu quả tôi phải gánh chịu nếu tiếp tục lười biếng

1

2

3

4

5



Bước 2
Tận dụng trí tưởng tưởng của bạn để cảm nhận thật rõ những nỗi khổ được liệt kê ra giấy mà bạn phải hứng chịu nếu tiếp tục lười biếng. Bạn hãy tưởng tượng những gì bạn sẽ thấy, sẽ nghe và sẽ cảm nhận khi gánh chịu nỗi khổ đó.
Bài tập thực hành này nhằm mục đích tạo ra đủ cảm xúc thúc đẩy bạn từ bỏ thói quen xấu.
 Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn bị hạ lương khi nhìn thấy đồng nghiệp được tăng lương, bạn cảm thấy hối hận,tức giận và thất vọng vì không chăm chỉ làm việc. Bạn cảm thấy đau đớn vì không đủ tiền để mua chiếc xe mà bạn yêu thích. Hình dung bản thân bạn bị sếp la mắng, đồng nghiệp khinh thường. Hãy tạo ra càng nhiều cảm giác đau đớn càng tốt.
Hãy dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ

Kế tiếp, tôi muốn bạn hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới nếu bạn tieps tục thói quen lười biếng này.
Tôi muốn bạn tưởng tượng ra tình huống tệ hại nhất có thể xảy ra. Bạn có thể tưởng tượng bản thân bị bỏ rơi, không có bạn bè, thất nghiệp và hối hận tràn trề về những việc trong quá khứ.
Một lần nữa hãy sử dụng hình tượng, âm thanh, cảm giác đê tạo ra cảm xúc thật sự.
Hãy dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ
Khi bạn đã bắt đầu cảm thấy thôi thúc phải vợt qua sự lười biếng, bây giờ bạn có thể tưởng tượng cuộc sống của bạn trong 10 năm tới nếu bạn vẫn giữ thói quen lười biếng này.
Một lần nữa hãy tưởng tượng tình huống tệ nhất có thể xảy ra và biến nó thành cảm giác thật ngay bây giờ.
Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng lương của bạn rất thấp, bạn phải mặc những bộ áo quần xấu xí, cũ kĩ, ăn những loại thức ăn hạng bét, ở trong một căn phòng trọ tồi tàn và hầu như không có bạn bè.
Hãy dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ

Tại sao bạn phải làm những việc này? Bởi vì bạn chỉ bắt đầu cảm thấy hối hận và ước gì bạn có thể thay đổi sự việc khi mọi việc đã quá muộn. Chỉ đến khi bạn không có kiến thức, không có tiền, không có tương lai bạn mới thốt lên: “Giá mà lúc trước mình…”. Thật đáng tiếc mọi việc lúc ấy đã quá trễ. Vì vậy, trước khi việc này xảy ra, bạn hãy tưởng tượng những hậu quả tệ hại nhất để buộc mình phải hành động ngay tức thì và không bao giờ phải nói: “ GIÁ MÀ…”    
Bước 3.
Bước tiếp theo là gắn liền càng nhiều niềm vui càng tốt vào thói quen mới mà bạn muốn sở hữu. Trước hết bạn phải viết ra trên giấy những cảm xúc vui sướng và những kết quả tốt đẹp mà bạn sẽ nhận được nếu bạn chăm chỉ làm việc.
Ví dụ, được sếp khen ngợi, được thăng chức, được tăng lương, được bạn bè kính nể, được người yêu ngưỡng mộ…

Tất cả niềm vui sướng mà tôi sẽ có được với thói quen mới này
1

2

3


Bước 4
Một lần nữa, đây là một bước rất quan trọng để lập trình lại bộ não của bạn. Hãy tưởng tượng như thê bạn đang cảm nhận và trải nghiệm được niềm vui tột đỉnh mang lại từ việc chăm chỉ làm việc. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của bạn.
Hãy cảm nhận sự thỏa mãn và niềm hạnh phúc khi bạn được thăng chức, tăng lương. Hình dung cảnh bạn thành đạt trong sự khen ngợi của gia đình, bạn bè. Hãy nếm trải vị ngọt thành công này một cách thật sự.
Hãy dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ

Bây giờ khi bạn nghĩ về công việc của mình, bạn phải cảm nhận được nhiều cảm xúc tích cực hơn trước đây. Bây giờ, tôi muốn bạn hãy tưởng tượng về cuộc sống của bạn trong 5 năm tới tính từ thời điểm bạn bắt đầu chăm chỉ làm việc.
Bạn có thể hình dung bản thân là một người quản lý giỏi và nhận được mức lương cao.
Hãy dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ

Cuối cùng, hãy hình dung bản thân bạn trong 10 năm tới với một công việc, một vị trí mà bạn khao khát. Hãy cảm nhận thật sự những cảm xúc tuyệt vời lúc đó.
Hãy dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ
Bước 5
Ở bước cuối cùng này, bạn cần phải phá vỡ thói quen hành động cũ của bạn và lập trình bản thân theo một thói quen mới .
Bắt đầu từ bây giờ, hãy thực hiện những hành động mà bình thường bạn không làm hoặc thay đổi cách làm hiện tại của bạn. Thay vì giết thời gian một cách vô vị trước những trò game hoặc ngồi nói chuyện tầm phào, bạn hãy bắt tay vào công việc và nỗ lực hết mình để hoàn thành.

Con người ai cũng có thói quen. Chúng ta cần phải phá vỡ những thói quen xấu khiến ta luôn luôn thất bại.
 Lỗ Tấn – Nhà văn nổi tiếng Trung Hoa từng nói:
“Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
Nhà bác học Edixon nói:
“Thiên tài là người chỉ có 1% sự thông minh 99% còn lại là sự cần cù.”

4. Một vài mẹo nhỏ khác giúp ta vượt qua sự lười biếng.
Jules Rinard – Một nhà văn nổi tiếng người Pháp đã nói: “Lười biếng chẳng là gì ngoài thói quen nghỉ ngơi trước khi bạn mệt”
Lười biếng là một dấu hiệu của sự thiếu hứng thú vào một hoặt động và được đánh dấu bởi một cảm giác trống rỗng. Các chuyên gia y học trình bày rằng: lười biếng vừa là một trạng thái thể chất vừa là một trạng thái tinh thần do sự thiếu hứng thú vào các hoặt động gây ra.
        Trong số những người đầu hàng sự lười biếng có nhiều người là những kẻ ngồi không và chỉ tự hỏi xem có cái gì để làm. Lười biếng thường đến như kết quả sau những phút giây nhàn rỗi. Do đó một mẹo nhỏ để vượt qua sự lười biếng là không bao giờ có một phút rãnh rỗi nào.
     Hãy nhận làm một việc gì đó và thực hiện liên tục cho đến khi được hoàn thành là điều mọi người nên luôn giữ trong tâm trí để vượt qua sự lười biếng.
Dưới đây là một vài cách đã được kiểm nghiệm để hoàn thành những mục tiêu như vậy:
1.   Hãy liệt kê một số hoặt động mà bạn thích nhất và làm ít nhất một trong số đó khi bạn cảm thấy lười.
Hứng thú là một yếu tố thúc đẩy vượt qua sự lười biếng.
2.   Một cách làm thông tinh để hoàn thành mục tiêu là chia công việc khổng lồ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn mà bạn có thể hoàn thành. Bạn không thể đạt được mục tiêu nếu bạn làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Điều này gây nên một cảm giác bị ngập trong công việc và hậu quả dẫn đến sự lười biếng, bởi tâm trí bạn có thể hình thành thói quen là bạn không thể thực hiện được , và thay vào đó, bạn không làm nữa.
3.   Tập thể dục cũng là một lời khuyên rất tốt để chiến thắng sự lười biếng. Điều này sẽ giúp tận dụng được nguồn năng lượng tiềm ẩn trong bạn và nghĩ những ý nghĩ hạnh phúc ngay trong khi đốt cháy calo.Thêm vào đó, điều này giúp bạn đạt được sự cân đối cũng như có được một cảm giác mãn nguyện.
4.   Những mục tiêu đơn giản dễ đạt được hơn những mục tiêu khổng lồ. Hãy chắc chắn là bạn bắt đầu với những mục tiêu đơn giản trước tiên.
5.   Trì hoãn là dấu hiệu của sự lười biếng. Để vượt qua sự lười biếng, bạn phải thực hiện nhiệm vụ ngay lập tức. Hãy bắt đầu với những việc dễ dàng hơn và bạn sẽ có một cảm giác hài lòng khi hoàn thành. Điều này sẽ tạo thêm động lực để bạn làm những việc khó khăn hơn sau đó.
6.   Sự mới lạ chính là con đường để đi. Công việc mà bạn làm hằng ngày có thể tẻ nhạt. Hãy đưa thêm những hoặt động hữu ích khác như đi bộ nhanh trong công viên hay uống coffee với bạn bè. Cách này sẽ làm giảm căng thẳng cũng như có nhiều bạn bè hơn.
          
Lười biếng chỉ là một trạng thái tâm lý. Hãy vượt qua điều đó với một chút kiên trì cũng như khả năng thể chất lẫn tinh thần của chính bạn. Tiến lên nào! Bây giờ hãy chiến thắng sự lười biếng.

CÁM ƠN ĐÃ CHÚ Ý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét